09/01/2014 | lượt xem: 2 Hội nghị trực tuyến Tổng kết năm 2013, triển khai công tác năm 2014 Ngày 8/1/2014, Thanh tra Chính phủ đã tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2013, triển khai nhiệm vụ công tác năm 2014. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị. Tại 63 điểm cầu truyền hình trực tuyến có đại diện lãnh đạo UBND tỉnh, các sở ngành, quận, huỵên tham dự. Tại điểm cầu Hà Nội có đại diện lãnh đạo các bộ, ngành Trung ương, Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng như các cục, vụ, đơn v ị thuộc Thanh tra Chính phủ và đại diện lãnh đạo một số địa phương lân cận Hà Nội. Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh chủ trì Hội nghị Báo cáo tổng kết công tác năm 2013 cho thấy, năm 2013, toàn ngành đã triển khai 8.921 cuộc thanh tra hành chính và 197.690 cuộc thanh tra, kiểm tra chuyên ngành; phát hiện vi phạm 326.552 tỷ đồng, 4.520 ha đất, trong đó kiến nghị thu hồi về ngân sách nhà nước 25.225 tỷ đồng, 3.653 ha đất; xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán và đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý 301.327 tỷ đồng, 428 ha đất; xử phạt vi phạm hành chính với số tiền 3.095 tỷ đồng; kiến nghị xử lý kỷ luật hành chính đối với 1.586 tập thể, 2.675 cá nhân; chuyển cơ quan điều tra xử lý 72 vụ việc, 75 người Các cơ quan nhà nước đã tiếp 380.331 lượt công dân đến khiếu nại, tố cáo (giảm 2% so với năm 2012), với 4.481 đoàn đông người (giảm 1,2%), Các Bộ, ngành Trung ương tiếp 44.640 lượt người, 190 lượt đoàn đông người); so với năm 2012 tăng 21,1% lượt người, giảm 12,9% lượt đoàn đông người. Các địa phương đã tiếp 311.430 lượt người, 3.620 lượt đoàn đông người; so với năm 2012, giảm 5% số lượt người và 3% số đoàn đông người Các cơ quan hành chính Nhà nước tiếp nhận, xử lý 215.789 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó: Thanh tra Chính phủ đã xử lý 16.553 trong tổng số 16.903 đơn thư tiếp nhận, trong đó có 5.124 (chiếm 31%) đơn đủ điều kiện xử lý. Các bộ, ngành tiếp nhận, xử lý 22.010 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó có 8.583 vụ việc thuộc thẩm quyền. Các địa phương tiếp nhận, xử lý 176.876 đơn thư khiếu nại, tố cáo, trong đó có 35.233 vụ việc thuộc thẩm quyền Các cơ quan hành chính Nhà nước đã giải quyết 39.013/43.932 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, trách nhiệm được giao, đạt tỷ lệ trên 88,8%: trong đó: Thanh tra Chính phủ kết luận và báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải quyết 77/116 vụ việc Thủ tướng Chính phủ giao; các Bộ, ngành đã giải quyết 6.207/8.583 vụ việc thuộc thẩm quyền. Các địa phương đã giải quyết 32.729/35.233 vụ việc thuộc thẩm quyền. Qua giải quyết khiếu nại, tố cáo đã kiến nghị thu hồi cho Nhà nước 95 tỷ đồng, 89 ha đất; trả lại cho tập thể, công dân 1.083 tỷ đồng, 93 ha đất; kiến nghị xử lý hành chính 675 người, chuyển cơ quan điều tra xem xét trách nhiệm hình sự 28 vụ việc với 89 người. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ, tính đến ngày 15/8/2013, cả nước đã rà soát 528/528 vụ việc (đạt 100%), đã kiểm tra, có phương án giải quyết 466/528 vụ việc, đạt tỷ lệ 88,26%. Trên cơ sở những kết quả đạt được, Thanh tra Chính phủ đã tiến hành tổng kết, đánh giá và đã ban hành Kế hoạch 2100/KH-TTCP nhằm chủ động nắm tình hình, tích cực phối hợp với các ngành, địa phương tiếp tục rà soát, giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo phức tạp, tồn đọng. Ngành Thanh tra tiếp tục phối hợp với các ngành, các cấp đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, lãng phí, gắn với việc học tập và làm theo tấm gương, đạo đức Hồ Chí Minh; thực hiện Kế hoạch, Chương trình hành động về phòng chống tham nhũng, lãng phí; triển khai Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 12/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ về việc đưa nội dung PCTN vào giảng dạy tại các cơ sở giáo dục, đào tạo từ năm học 2013-2014; Thanh tra Chính phủ đã tổ chức được nhiều hội nghị tập huấn, hội thảo, tọa đàm liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng; duy trì việc trao đổi, cung cấp thông tin về phòng, chống tham nhũng và tuyên truyền các quy định về phòng, chống tham nhũng trên các phương tiện thông tin đại chúng; tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tập trung: Việc công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, tổ chức, đơn vị và việc xây dựng, thực hiện chế độ, định mức, tiêu chuẩn; xây dựng, thực hiện quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp của cán bộ, công chức, viên chức; chuyển đổi vị trí công tác; xử lý trách nhiệm của người đứng đầu khi để xảy ra tham nhũng. Ngành thanh tra phát hiện 45 vụ, 99 đối tượng có hành vi liên quan đến tham nhũng với số tiền 354 tỷ đồng, kiến nghị thu hồi 354 tỷ đồng; đã thu 299,6 tỷ đồng, kiến nghị xử lý hành chính đối với 10 tập thể, 104 cá nhân, chuyển cơ quan điều tra 26 vụ, 39 đối tượng. Thanh tra Chính phủ và các cơ quan, đơn vị liên quan tiến hành Tổng kết Chương trình Sáng kiến phòng chống tham nhũng Việt Nam 2011 (VACI 2011), tổ chức và đánh giá VACI 2013; tổ chức thành công đối thoại PCTN lần thứ 12; xây dựng báo cáo đánh giá việc thực thi công ước của Cộng hòa Áo và nhiều hoạt động liên quan đến công tác phòng, chống tham nhũng. Công tác xây dựng thể chế: Thanh tra Chính phủ giúp Chính phủ trình Quốc hội thông qua Luật tiếp công dân; trình Chính phủ ban hành 3 nghị định; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành 01 Chỉ thị; 03 Đề án; ban hành 08 thông tư; tiếp tục xây dựng, hoàn thiện 24 văn bản quy phạm pháp luật về quy định và hướng dẫn nghiệp vụ công tác ngành thanh tra. So với những năm trước thì công tác xây dựng thể chế đã có nhiều tiến bộ, kết quả đạt được cao hơn. Các Đề án đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ. Công tác tổ chức - cán bộ, đào tạo cán bộ thanh tra: Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra triển khai thực hiện khá đồng bộ các mặt công tác tổ chức, cán bộ; tiếp tục đổi mới cơ chế thi đua khen thưởng, gắn phong trào thi đua thực hiện nhiệm vụ chính trị. Thanh tra các cấp, các ngành cũng đã quan tâm củng cố, kiện toàn tổ chức, thực hiện công tác quy hoạch, bổ nhiệm, tuyển dụng, luân chuyển, chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức; tăng cường kiểm tra, giám sát hoạt động của đoàn thanh tra và rèn luyện tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, ý thức, tác phong, kỹ năng trong công tác, nhất là triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Trung ương 4; Chỉ thị số 345/CT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ. Đồng thời, các cơ quan thanh tra cũng đã chú trọng giải quyết chế độ, chính sách cho cán bộ thanh tra. Việc đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ cũng được quan tâm thúc đẩy và đạt kết quả cao hơn. Tuy nhiên, việc kiện toàn cơ cấu tổ chức, bộ máy cơ quan thanh tra các bộ, ngành, địa phương phù hợp với quy định của pháp luật còn chậm; cơ cấu, tổ chức của các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành và thanh tra địa phương có nơi chưa hợp lý, thiếu sự đồng bộ, thống nhất; chất lượng đội ngũ cán bộ thanh tra còn hạn chế nhất định; số lượng cán bộ thanh tra nhiều nơi còn thiếu (nhất là cấp huyện). Một số công tác khác như: Công tác nghiên cứu khoa học thanh tra đã bám sát kế hoạch đề ra, tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn hoạt động của ngành và những vấn đề mới được quy định trong các văn bản pháp luật đang đặt ra, trong đó hướng đi mới là phối hợp với thanh tra các tỉnh trong nghiên cứu khoa học nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn của từng địa phương; ông tác thông tin, tuyên truyền về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng được quan tâm thúc đẩy; công tác tham mưu tổng hợp, xây dựng báo cáo đã có nhiều cố gắng, việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo có nhiều tiến bộ, tuy nhiên vẫn nhiều cơ quan, đơn vị báo cáo không kịp thời, không đầy đủ nội dung theo yêu cầu; Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động của ngành thanh tra có những chuyển biến nhất định. Tuy nhiên, việc xây dựng các phần mềm quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin còn chậm, chưa đáp ứng được yêu cầu của ngành Thanh tra hiện nay; Các hoạt động hợp tác quốc tế song phương được tổ chức trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả; tổ chức thành công nhiều hoạt động quan trọng trong khuôn khổ hợp tác đa phương. Nhìn chung công tác hợp tác quốc tế đã được chú trọng đầu tư về chiều sâu, dần đi vào thực chất hơn. Hoạt động của Chương trình tăng cường nâng cao năng lực tổng thể ngành thanh tra đã tiến hành triển khai cơ bản theo đúng kế hoạch. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai dự án, một số dự án hợp phần triển khai còn chậm, chất lượng chưa cao. Nhận xét chung: Năm 2013, Thanh tra Chính phủ và ngành Thanh tra đã đạt nhiều kết quả trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của ngành, trong đó công tác thanh tra có trọng tâm, trọng điểm, phát hiện nhiều vi phạm, xử lý sau thanh tra đạt kết quả cao hơn; kiến nghị hoàn thiện nhiều sơ hở, bất cập trong cơ chế, chính sách, pháp luật phát hiện qua thanh tra; công tác tiếp dân, xử lý đơn thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo được tập trung quyết liệt và nâng cao trách nhiệm nên đã giải quyết nhiều vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài; công tác phòng, chống tham nhũng được tăng cường. Tuy nhiên, hiệu quả thanh tra chưa cao, giải quyết khiếu nại, tố cáo còn chậm, một số biện pháp phòng ngừa tham nhũng thực hiện còn hình thức, kết quả chưa cao; phát hiện, xử lý tham nhũng còn hạn chế; tổ chức, bộ máy của các cơ quan thanh tra chưa thật phù hợp cả về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức, biên chế, chế độ chính sách... Toàn cảnh Hội nghị tại điểm cầu Hà Nội Về phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp trong năm 2014, Thanh tra Chính phủ tập trung Thanh tra trách nhiệm của Bộ trưởng, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước, chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực quản lý đất đai, đầu tư xây dựng, tài nguyên khoáng sản, quản lý vốn đầu tư, tạm nhập, tái xuất; công tác bảo đảm an toàn đối với hệ thống tín dụng…; thực hiện pháp luật về thanh tra, khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Thanh tra việc sử dụng, quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại các ngân hàng, các doanh nghiệp Nhà nước và doanh nghiệp cổ phần có vốn Nhà nước. Thanh tra chương trình, mục tiêu quốc gia gắn với thanh tra việc thực hiện Nghị định số 43 ngày 25/4/2006 của Chính phủ. Chỉ đạo, đôn đốc thanh tra chuyên đề diện rộng về bố trí nguồn vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước. Thanh tra các Bộ, cơ quan ngang Bộ tập trung thanh tra công tác quản lý nhà nước và việc chấp hành chính sách pháp luật của các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp thuộc Bộ quản lý, tập trung: việc tuân thủ các quy định của pháp luật về quản lý đất đai, quản lý sử dụng vốn, tài sản, hoạt động sự nghiệp có thu, công tác đầu tư xây dựng cơ bản, các dự án sử dụng nguồn vốn ODA, vốn trái phiếu chính phủ, dự án BOT, BT; chống gian lận thương mại, xử lý nợ đọng thuế, hoàn thuế...Thanh tra chuyên ngành việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do Bộ, ngành, trong đó tập trung vào quản lý các lĩnh vực mà dư luận quan tâm. Kiểm tra việc xây dựng, thực hiện kế hoạch thanh tra và xử lý sau thanh tra đối với cơ quan được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành. Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương t ập trung Thanh tra trách nhiệm của thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thành phố, thị xã trong công tác quản lý nhà nước. Thanh tra việc quản lý và sử dụng vốn, việc thực hiện nghĩa vụ ngân sách nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc tỉnh, thành phố. Thanh tra các chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tập trung sử dụng nguồn vốn trái phiếu chính phủ, vốn chương trình mục tiêu quốc gia, nguồn vốn ODA, BT, BOT, nguồn vốn ngân sách lớn. Thanh tra Bộ, cơ quan ngang bộ, Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tham gia thanh tra chuyên đề diện rộng về bố trí nguồn vốn đầu tư và quyết toán vốn đầu tư từ nguồn vốn ngân sách nhà nước theo kế hoạch và hướng dẫn của Thanh tra Chính phủ. Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, tiếp tục thực hiện Thông báo Kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 của Bộ Chính trị và chủ trương mới qua Sơ kết 5 năm thực hiện Thông báo Kết luận số 130; Nghị quyết số 39/2012/QH13 ngày 23/11/2012 về việc tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện chính sách, pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân đối với các quyết định hành chính về đất đai; Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp tục kiểm tra, rà soát, giải quyết các vụ việc tồn đọng, phức tạp, kéo dài theo Kế hoạch 2100/KH-TTCP ngày 19/9/2013 của Thanh tra Chính phủ. Tập trung giải quyết có chất lượng các vụ việc khiếu nại, tố cáo, phấn đấu đạt tỉ lệ trên 85% đối với các vụ việc mới phát sinh; chú trọng việc tổ chức thi hành quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, phấn đấu đạt tỷ lệ trên 80%. Tiếp tục thực hiện Đề án Đổi mới công tác tiếp công dân theo Quyết định 858/QĐ-TTg ngày 14/6/2010 của Thủ tướng Chính phủ; tập trung triển khai Luật Tiếp công dân sau khi Luật có hiệu lực; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo (tập trung ở khu vực xã, phường, thị trấn). Công tác phòng, chống tham nhũng, Đẩy mạnh thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng, giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống cho đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chức năng trong việc cung cấp thông tin cho các cơ quan báo chí để thông tin kịp thời về công tác phòng, chống tham nhũng. Tiếp tục nâng cao chất lượng hiệu quả trong việc nắm bắt tình hình, phát hiện tham nhũng, tập trung vào các lĩnh vực có nguy cơ tham nhũng cao. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về phòng, chống tham nhũng; tổ chức tốt hoạt động đối thoại về phòng, chống tham nhũng; tham gia tích cực các hoạt động thực thi Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng. Tăng cường đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Công tác xây dựng ngành, Thanh tra Chính phủ phối hợp với các bộ, ngành Trung ương đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng xây dựng và hoàn thiện thể chế về công tác thanh tra, khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng. Tập trung xây dựng, trình Chính phủ 04 Nghị định. Thanh tra Chính phủ và thanh tra các cấp, các ngành tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy của các cơ quan thanh tra, đảm bảo điều kiện triển khai thực hiện nhiệm vụ, trong đó chú trọng: hoàn thiện cơ cấu tổ chức để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước và các hoạt động nghiệp vụ trong công tác; tăng cường quan hệ phối hợp với các ngành, các cấp, tạo sự đồng thuận, thống nhất trong công tác; Quan tâm xây dựng cơ quan thanh tra trong sạch, vững mạnh; tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 “Một số vấn đề cấp bách về Xây dựng Đảng hiện nay”, Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 345/CT-TTCP của Tổng Thanh tra Chính phủ về đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và Quy định số 101-QĐ/TW ngày 07/6/2012 của Ban Bí thư Trung ương về việc nêu gương của cán bộ, đảng viên. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng phát biểu chỉ đạo Phát biểu chỉ đạo hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng Phát đánh giá cao và biểu dương những nỗ lực cố gắng của ngành Thanh tra trong năm 2013. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh, những kết quả mà ngành Thanh tra đạt được đã góp phần thiết thực vào sự phát triển của đất nước, qua đó càng khẳng định công tác thanh tra hết sức quan trọng luôn gắn liền với công tác quản lý nhà nước, ở đâu càng làm tốt công tác thanh tra thì hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước càng được tăng lên. Đối với Kế hoạch thanh tra năm 2014, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, ngành Thanh tra cần chú trọng xây dựng kế hoạch thanh tra khoa học, hợp lý, chủ động trong việc triển khai kế hoạch ngay từ đầu năm, bám sát sự chỉ đạo, đánh giá của Chính phủ. Công tác thanh tra cần tập trung vào những lĩnh vực rễ xảy ra sơ hở, tiêu cực như, quản lý, sử dụng đất đai; quản lý, cấp phép khai thác tài nguyên, khoáng sản; thu chi tài chính ngân sách; đầu tư xây dựng cơ bản; chương trình mục tiêu quốc gia. Tiếp tục làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại tố cáo ngay từ cấp cơ sở, chặt chẽ trong từng khâu giải quyết, hạn chế việc dân khiếu kiện vượt cấp lên Trung ương. Tập trung giải quyết dứt điểm số vụ việc phức tạp tồn đọng kéo dài theo Kế hoạch 1130/KH-TTCP. Chú ý hơn nữa tới thanh tra trách nhiệm, phát hiện sai phạm chuyển ngay điều tra để xử lý nghiêm minh. Thực hiện nghiêm việc xử lý sau thanh tra. Công tác phòng chống tham nhũng, Thủ tướng Chính phủ cho rằng, có rất nhiều việc phải làm nhưng càng công khai minh bạch càng giảm thiểu tham nhũng. Thực hiện nghiêm túc việc kê khai tài sản thu nhập, coi kê khai tài sản thu nhập là một trong những giải pháp quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng. Đối với một số công tác khác, Thủ tưởng yêu cầu, ngành Thanh tra cần kiện toàn tổ chức bộ máy, tăng cường công tác cán bộ, chú trọng về năng lực và chú ý đến việc đào tạo đội ngũ cán bộ. Thanh tra Chính phủ cần tăng cường quản lý nhà nước hơn nữa trong công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng. Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh phát biểu kết luận Phát biểu tổng kết Hội nghị, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cảm ơn sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Khẳng định, nội dung chỉ đạo của Thủ tướng là hết sức sâu sắc và toàn diện, Tổng Thanh tra yêu cầu, các cấp, ngành cần hết sức tập trung trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Tổng Thanh tra đề nghị, các ngành, địa phương nào chưa tiến hành tổng kết công tác năm 2013, xây dựng, ban hành kế hoạch 2014 hết sức nhanh chóng triển khai. Đối với các vấn đề Thủ tướg Chính phủ chỉ đạo, TTCP sẽ lược ghi gửi tới các đơn vị, coi đây là sự chỉ đạo chung của Thủ tướng đối với ngành Thanh tra trong năm 2014. Việc xây dựng Kế hoạch thanh tra cần dựa trên các lĩnh vực Thủ tướng Chính phủ lưu ý; xây dựng kế hoạch cần có trọng tâm trọng điểm; Triển khai Kế hoạch 2100/KH-TTCP một cách khẩn trương, quyết liệt; Giải quyết khiếu nại thường xuyên, tăng cường đối thoại cũng như tuyên truyền chính sách pháp luật để cho nhân dân hiểu, chú ý giải quyết các vụ việc tồn đọng kéo dài./. Tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã trao Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh; Lãnh đạo Thanh tra Chính phủ cũng đã trao Cờ thi đua xuất sắc của Thanh tra Chính phủ, Bằng khen của Tổng Thanh tra Chính phủ cho các tập thể, cá nhân đạt thành tích xuất sắc năm 2013. Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen của Chính phủ cho Tổng Thanh tra Chính phủTổng Thanh tra Chính phủ tặng Cờ thi đua xuất sắc của TTCP cho các cá nhân, đơn vị đạt thành tích năm 2013Thủ tướng Chính phủ chụp ảnh lưu niệm với Lãnh đạo chủ chốt TTCP TTCP
Thanh tra tỉnh Tổng kết công tác phòng, chống thiên tai năm 2023 và định hướng triển khai nhiệm vụ năm 2024
Khối thi đua các cơ quan tham mưu Nội chính tổ chức Hội nghị tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2024
Thanh tra tỉnh Hưng Yên dự Hội nghị Tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2023, Phương hướng nhiệm vụ năm 2024
Hội nghị tuyên truyền, phổ biến Luật Thanh tra năm 2022 và Nghị định số 43/2023/NĐ-CP ngày 30/6/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Thanh tra