Hội nghị trực tuyến toàn quốc triển khai nhiệm vụ của ngành thanh tra năm 2022

Ngày 12.1, Thanh tra Chính phủ tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2021 và triển khai nhiệm vụ năm 2022 của ngành Thanh tra. Dự hội nghị có đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; Đoàn Hồng Phong, Bí thư Ban cán sự Đảng, Tổng Thanh tra Chính phủ. Dự hội nghị tại điểm cầu tỉnh Hưng Yên có đồng chí Nguyễn Hùng Nam, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; đồng chí Đào Văn Sơn, Chánh Thanh tra tỉnh cùng lãnh đạo, cán bộ thanh tra viên Thanh tra tỉnh; Lãnh đạo, Chánh thanh tra các sở, ngành, huyện, thị xã, thành phố.

Dự Hội nghị tại điểm cầu Hưng Yên

Năm 2021, trước diễn biến của dịch Covid-19, Thanh tra Chính phủ và ngành thanh tra luôn bám sát mục tiêu, nhiệm vụ trên từng lĩnh vực công tác để hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao; cơ bản đáp ứng được yêu cầu của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, của lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương. Trong năm, toàn ngành triển khai 6.809 cuộc thanh tra hành chính, 177.245 cuộc thanh tra chuyên ngành. Qua thanh tra chấn chỉnh quản lý, hoàn thiện cơ chế chính sách pháp luật trên nhiều lĩnh vực; phát hiện vi phạm về kinh tế trên 179 nghìn tỷ đồng, 9.258 ha đất; trong đó kiến nghị thu hồi 22.698 tỷ đồng và 811 ha đất; ban hành 132.319 quyết định xử phạt vi phạm hành chính của tổ chức, cá nhân với số tiền 3.694 tỷ đồng…Các cơ quan hành chính Nhà nước các cấp tiếp 309.598 lượt người về 238.510 vụ việc,có 2.451 đoàn đông người; giải quyết 19.213 vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, đạt tỷ lệ 80,4%. Ngành Thanh tra tiếp tục hướng dẫn, đôn đốc các ngành, các cấp thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng; xây dựng thể chế và xây dựng ngành…

Năm 2022, ngành thanh tra bám sát yêu cầu của các cấp, các ngành, định hướng công tác thanh tra năm 2022 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt để triển khai công tác thanh tra; đổi mới trong xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch thanh tra thích ứng với yêu cầu phục hồi sau đại dịch. Tăng cườngthanh tra công tác quản lý nhà nước trên các lĩnh vực quan trọng của các ngành, các cấp, lĩnh vực, địa phương có dấu hiệu, xảy ra vi phạm, có dư luận xã hội phản ánh về tiêu cực, tham nhũng phát sinh nhiều đơn thư khiếu nại, tố cáo. Hoạt động thanh tra chuyên ngành tập trung vào những nội dung, vấn đề bức xúc trong đời sống xã hội, các vi phạm pháp luật và chấn chỉnh hoạt động củacác tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành, tuân thủ pháp luật chuyên ngành. Nâng cao chất lượng kết luận thanh tra, bảo đảm chặt chẽ, khách quan, kịp thời, đúng pháp luật đối với tập thể, cá nhân vi phạm. Đẩy mạnh công tác giám sát, thẩm định và xử lý sau thanh tra, tăng tỷ lệ thu hồi tiền và tài sản do vi phạm, tiêu cực, tham nhũng. Tiếp tục thực hiện nghiêm các quy định pháp luật và nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo. Phấn đấu giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo đạt trên 85%. Tập trung hoàn thiện dự án Luật Thanh tra sửa đổi bảo đảm chất lượng và tiến độ trình Quốc hội. Tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của ngành và của từng cơ quan, đơn vị; quan tâm hợp tác quốc tế, đào tạo, bồi dưỡng, đẩy mạnh cải cách hành chính, thông tin, tuyên truyền, nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ thông tin vào chỉ đạo, điều hành và hoạt động của ngành. Chỉ đạo thanh tra các cấp, các ngành tiếp tục củng cố, kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao chất lượng hoạt động, giữ gìn kỷ luật, kỷ cương theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng; tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược, người đứng đầu các cấp đủ phẩm chất, năng lực và uy tín ngang tầm nhiệm vụ trong thời kỳ mới.

 

Ban biên tập (Cao Sơn)

Tin liên quan

LIÊN KẾT WEBSITE

Đánh giá của bạn về cổng thông tin điện tử






Gửi đánh giá Xem kết quả
39 người đang online